Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả, chuẩn bị cho một tương lai vững chắc là câu hỏi của không chỉ riêng ai. Nếu bạn cũng đang đi tìm một giải pháp quản lý tài chính thật hữu hiệu thì cùng khám phá ngay Top 10 app quản lý tài chính dưới đây nhé!
App quản lý chi tiêu phát triển, giúp người dùng hình thành thói quen ghi chép, theo dõi và tối ưu sử dụng tiền hiệu quả.
Lợi ích khi sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân
Việc chi tiêu tiền hợp lý là một bài toán khó đối với tất cả mọi người không chỉ ở từng cá nhân, hộ gia đình mà còn ở doanh nghiệp. Các app quản lý chi tiêu sẽ giúp người dùng hạn chế việc chi tiền “vung tay quá trán”.
Dễ dàng theo dõi thu chi, thiết lập mục tiêu tích lũy
Thay vì cần phải có một cuốn sổ ghi chép vật lý, ứng dụng quản lý tài chính cá nhân có thể tạo giúp bạn một cuốn sổ thu chi “số” với vài thao tác đơn giản.
Từ sổ thu chi bạn có thể phân bổ thành các nhóm: khoản tiêu tiền mặt, khoản tiêu từ thẻ, từ tài khoản hay các khoản bạn có ý định tiết kiệm… Nhờ đó bạn có thể nhìn thấy được tình hình “sức khỏe” tài chính của mình một cách tổng quát và trực quan nhất.
Báo cáo chi tiết tình hình chi tiêu, lập kế hoạch tài chính cá nhân khoa học
Các ứng dụng thường có tính năng cung cấp cho bạn những biểu đồ, thống kê và báo cáo chi tiết về tình hình thu chi, xu hướng chi tiêu của bạn một cách khoa học.
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng lập các kế hoạch chi tiêu trong tuần, tháng hoặc quý cho các khoản chi phí thường xuyên của bạn như ăn uống, tiêu vặt, mua sắm… vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Thay đổi thói quen, cuộc sống bắt đầu bằng 1 vòng tuần hoàn tốt đẹp
Có kế hoạch tài chính có thể giúp bạn tránh xa được lối sống “tiêu xài hoang phí”, dễ dàng đánh giá được mình đang thực sự cần gì cho cuộc sống.
10 App quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay
Nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu được phát triển đáp ứng nhu cầu của người dùng. Dưới đây là gợi ý 10 app được phát triển để hỗ trợ quản lý chi tiêu cá nhân đánh giá cao.
HomeBudget
Ứng dụng lập kế hoạch tài chính đa nền tảng xuất sắc nhất trong việc quản lý chi tiêu tiền bạc. Bạn có thể chụp và gắn hình ảnh các biên lai, hoá đơn đã chi tiêu, phân loại chi phí cố định, thay đổi và tùy ý cài đặt để tự động tính toán thu nhập của bạn.
Các tính năng của HomeBudget bao gồm: Theo dõi chi phí, thu nhập, hóa đơn và số dư tài khoản ngân hàng của bạn. Tất cả sẽ được thể hiện bằng biểu đồ – đồ thị và có công cụ phân tích riêng.
Money Lover
Money Lover mang đến cho bạn khả năng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Ứng dụng giúp bạn thực hiện một kế hoạch tiết kiệm tiền, tự động ghi lại các giao dịch thông tin từ các tài khoản kết nối khác bao gồm hơn 10 ngân hàng trong nước và nhiều dịch vụ chi tiêu khác như CGV, Agoda, Zalora, Paypal…
Pocketguard
Ứng dụng quốc tế giúp bạn kiểm soát dòng tiền, số dư ngân hàng, và quản lý chi tiêu hàng ngày bằng cách kết nối với tài khoản ngân hàng của bạn một cách an toàn nhất khi sử dụng mã hóa SSL 128-bit và bảo vệ dữ liệu với một mã PIN 4 chữ số.
Các tính năng nổi bật của Pocketguard:
- Tự động lưu lại các hóa đơn
- Đăng ký và thu nhập theo tháng định kỳ
- Báo cáo chi tiêu hàng tháng
- Thiết kế để ngăn chặn bội chi
- Thể hiện số dư ngân hàng và đồ thị dòng tiền minh họa triển vọng tài chính và xu hướng chi tiêu của bạn.
Sổ thu chi MISA
Sổ Thu Chi MISA hoàn toàn miễn phí cho người dùng cá nhân quản lý hoạt động chi tiêu của bản thân hoặc gia đình với giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng.
Sổ Thu Chi giúp ghi chép lại các khoản thu chi hằng ngày của cá nhân hoặc ghi chép các khoản chi tiêu liên quan tới các sự kiện như đi du lịch, đám cưới, liên hoan,…
Ứng dụng sẽ thống kê, phân tích các khoản thu chi theo nhiều tiêu chí hạng mục, tình hình tài chính hiện tại, tình hình vay nợ, người được chi tiền… giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho hợp lý.
Mint
Ứng dụng miễn phí thu hút được trên 10 triệu người sử dụng. Mint cung cấp cho bạn những thông tin hiện có từ tất cả tài khoản, thẻ và các khoản đầu tư để theo dõi thu nhập của bạn; Kiểm tra điểm số thẻ tín dụng, nhắc nhở hóa đơn và đưa ra những lời khuyên cá nhân để giảm chi phí và tiết kiệm tiền; Tự động phân loại các giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng, tạo ra các biểu đồ và đồ thị để cho bạn thấy rõ nhất các khoản chi tiêu của mình.
Level Money
App quản lý tài chính Level Money giúp bạn phân tích tình hình tài chính, chia các chi phí cần thiết rõ ràng: hóa đơn, tiền thuê nhà, …; Phân bổ thu nhập của mình và sử dụng hướng dẫn chi tiêu để có thể kiểm soát được số tiền bạn tiêu hàng ngày.
Spendee
Spendee giúp tối ưu hóa ngân sách bằng tính năng infographics chia thu nhập và chi phí riêng biệt, và tích hợp trong một giao diện đơn giản.
Wallet
Phần mềm với các tính năng cơ bản cho việc quản lý tiêu dùng cá nhân, Quản lý thu chi, nhắc nhở chi tiêu, báo cáo chi tiêu, báo cáo biểu đồ, xuất file CSV…
Kaikeibook
Lấy cảm hứng từ nguyên tắc quản lý tài chính nổi tiếng Nhật Bản Kaikeibook, ứng dụng giúp người sử dụng thống kê các mục chi, tiêu trong tháng; So sánh và định hướng chi tiêu trong tháng tới; Chi tiêu được thiết lập theo tuần, ngày; Hỗ trợ bám sát và tập trung vào hoạt động chi tiêu
1Money
1Money giúp bạn:
- Ghi chép chi tiêu hàng ngày
- Thiết kế ngân sách linh hoạt, chỉ cần nhập theo mẫu có sẵn
- Theo dõi các khoản nợ và khoản tiết kiệm của bản thân người dùng
- Áp dụng cho nhiêu loại tiền tệ khác nhau: Phù hợp ngay cả khi bạn đi làm việc hay du lịch ở nước ngoài
- Đồng bộ hóa dữ liệu nên dễ sử dụng và dễ thống kê
3 quy tắc quản lý tài chính giúp bạn thay đổi tương lai
Để có thể quản lý tiền bạc hiệu quả, trở nên giàu có và thành công, bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc dưới đây:
Tiết kiệm trước, đầu tư sau
Tiền nhàn rỗi không tự nhiên mà có, đây là khoản tiền chúng ta tích góp theo năm tháng. Do đó, trước khi nghĩ đến việc đầu tư cái gì, hãy nghĩ cách tiết kiệm tiền để làm vốn cho tương lai.
Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hàng tháng
Kế hoạch chi tiêu, hãy chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục, với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 50/30/20.
Cụ thể:
– Không quá 50% thu nhập cho nhu cầu thiếu yếu trong cuộc sống. Đây là những chi phí cố định trong cuộc sống và công việc, như tiền thuê nhà, điện nước, tiền ăn, chi phí đi lại…
– 30% thu nhập cho những thứ bạn muốn như mua sắm, du lịch, hoạt động vui chơi giải trí… Nếu phần trăm thu nhập bạn dành cho danh mục này càng nhỏ, số tiền bạn tiết kiệm càng lớn.
– 20% thu nhập còn lại cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ, đầu tư.
Tận dụng tốt từng xu từng hào lẻ
Khi mua sắm, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc “thực dụng”, không mua những thứ trước mắt không cần thiết, dù là đợt giảm giá lớn cũng không nên dao động. Vì những thứ như vậy chưa chắc bạn đã cần dùng đến.
Với những tính năng ưu việt giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu, App quản lý tài chính thông minh. Giờ đây, việc quản lý tài chính không còn phức tạp nữa, bạn có thể quản lý tài chính cũng như cuộc sống của chính mình mọi lúc mọi nơi.