Áp dụng ngay 5 phương pháp quản lý tài chính cá nhân dưới đây không chỉ cho phép bạn kiểm soát tình hình tài chính mà còn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách giảm sự không chắc chắn về các vấn đề liên quan đến tiền bạc, nhu cầu trong tương lai.
Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo
Kakeibo sẽ giúp bạn hiểu mối quan hệ của bạn với tiền bằng cách giữ một cuốn sổ và ghi chép mọi thứ chi tiêu.
Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 4 phong bì với 4 nhu cầu khác nhau:
– Chi phí thiết yếu: ăn uống, đi lại, y tế,…
– Chi phí không thiết yếu: giải trí, mua sắm,…
– Chi phí đầu tư: sách vở, khóa học,…
– Chi phí phát sinh: ma chay, hiếu hỷ, sửa xe,…
Sau khi ghi chép đầy đủ, mỗi cuối tuần bạn hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu của mình và trả lời cho 4 câu hỏi:
– Bạn có bao nhiêu tiền?
– Thực tế chi tiêu?
– Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
– Làm thế nào để cải thiện điều đó?
Từ đó, bạn sẽ biết kế hoạch chi tiêu đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh hay thắt chặt chi tiêu với những khoản chi nào.
Phương pháp 50/50
Bạn chia thu nhập thành 2 phần bằng nhau, một phần dành cho các sinh hoạt phí hàng tháng, phần còn lại dành cho mục tiêu tiết kiệm.
Với phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng, sẽ phù hợp với cá nhân hay hộ gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu.
Phương pháp 6 chiếc lọ JARS
Đây là một công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới từ hàng trăm năm nay được những người thành công áp dụng.
Phương pháp quản lý tài chính này chỉ bằng 6 cái lọ, mỗi 1 lọ là 1 mục tiêu tài chính khác nhau.
Cụ thể như sau:
– Nhu cầu thiết yếu: 55%: quỹ này để chi trả các khoản ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí, hóa đơn mua sắm và các chi phí khác
– Tiết kiệm đầu tư: 10%: Bạn dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
– Giáo dục đào tạo: 10%: Để phát triển bản thân bằng việc mua sách – đọc sách mỗi ngày, tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết hay gặp gỡ, giao lưu học hỏi từ những những người thành công.
– Dự phòng: 10%: Quỹ này dùng cho những trường hợp khẩn cấp. Bạn nên tiết kiệm khoảng 6 tháng chi phí cơ bản cho quỹ khẩn cấp.
– Hưởng thụ: 10%: Quỹ hưởng thụ là để nuôi dưỡng bản thân, tận hưởng sở thích của mình
– Từ thiện : 5%: Quỹ này dành để từ thiện, giúp đỡ gia đình, bạn bè, những hoàn cảnh khó khăn.
Phương pháp chi tiêu khoa học theo quy tắc 50/20/30
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%.
50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, hóa đơn…
20% dành cho mục tiêu tài chính như: Tiết kiệm, quỹ dự phòng, trả nợ…
30% dành cho chi tiêu cá nhân: Mua sắm, giải trí, du lịch…
Chỉ tiêu SMART trong quản lý tài chính cá nhân
SMART có 5 chỉ tiêu ứng theo từng chữ cái:
S – Specific: Mục tiêu cụ thể
M – Measurable: Có thể đo lường
A – Attainable: Mục tiêu thực tế, có thể đạt được
R – Relevant: Mục tiêu liên quan đến mục đích cuối cùng (Mục đích này có thể là Tự do tài chính)
T – Timebased: Thời gian hoàn thành mục tiêu.
Ví dụ: Bạn có mục tiêu tiết kiệm 100.000.000 đồng trong năm nay
S – Bạn có mục tiêu mình phải tiết kiệm
M – Tiết kiệm 100.000.000 đồng
A – Với tình hình thu nhập hiện tại bạn có thể dư sức thực hiện mục tiêu tiết kiệm\
R – Bạn tiết kiệm số tiền này để mua xe mới để tiện di chuyển
T – Thực hiện trong 12 tháng, mỗi tháng tiết kiệm 8.300.000 đồng
Học ngay 5 phương pháp quản lý tài chính này để có thể quản lý tài chính của mình một cách tốt nhất nhé. Chúc bạn may mắn!